Tham khảo Thành Lâm

  • Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông được thành lập năm 1999, với diện tích 17.662 ha, gồm 13.320 ha phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và 4.343 ha phân khu phục hồi sinh thái. Pù Luông là tên gọi của đồng bào dân tộc Thái có nghĩa là đỉnh núi cao nhất trong vùng. Pù Luông được đánh giá là khu bảo tồn thiên nhiên có giá trị về khoa học, kinh tế xã hội và du lịch sinh thái. Cùng với Pù Hu, rừng ở khu vực Pù Luông đóng vai trò quan trọng trong việc phòng hộ đầu nguồn sông Mã ở tỉnh Thanh Hóa. Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông cách vườn quốc gia Cúc Phương 25 km, được nối liền với phần đuôi của vườn quốc gia Cúc Phương bằng hai dãy núi đá vôi màu xám chạy song song. Ở giữa là những thung lũng lúa. Phía bắc và đông bắc của khu bảo tồn Pù Luông giáp các huyện Mai Châu, Tân LạcLạc Sơn của tỉnh Hòa Bình. Kéo dài từ phía tây xuống phía nam của khu bảo tồn là dòng sông Mã, từ điểm giáp giới của huyện Quan Hóa với huyện Mai Châu (tỉnh Hòa Bình) qua khu vực thị trấn Quan Hóa xuống gần thị trấn Cành Nàng (Bá Thước).          Rừng nguyên sinh tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông là loại rừng kín nhiệt đới thường xanh theo mùa. Năm loại kiểu phụ rừng chính tồn tại do kết quả của sự đa dạng độ cao và các tầng chất nền: rừng lá rộng đất thấp trên núi đá vôi (60–700 m); rừng lá rộng đất thấp trên các phiến thạch, sa thạch và đất sét (60-1.000 m); rừng lá rộng chân núi đá vôi (700–950 m); rừng lá kim chân núi đá vôi (700–850 m) và rừng lá rộng chân núi Bazan (1.000-1.650 m). Khu bảo tồn cũng tồn tại các thảm rừng thứ sinh như rừng tre nứa, cây bụi và đất nông nghiệp.          Nằm cách không xa Vườn Quốc gia Cúc Phương, Pù Luông có sự tương đồng cao về khu hệ động thực vật so với Cúc Phương.          Khu bảo tồn có hệ động thực vật phong phú, đa dạng về số lượng và chủng loại với 598 loài động vật thuộc 130 họ động vật có xương sống, trong đó có 51 loài quý hiếm (gồm 26 loài thú, 5 loài dơi, 6 loài chim, 5 loài cá nước ngọt, 6 loài bò sát)...          Về khu hệ động vật có xương sống, một báo cáo cho biết có tổng số 84 loài thú (gồm cả 24 loài dơi), 162 loài chim, 55 loài cá, 28 loài bò sát và 13 loài ếch nhái đã được ghi nhận. Khu hệ côn trùng tại Pù Luông có ít nhất là 158 loài bướm, 96 loài thân mềm trên cạn, trong đó có 12 loài thân mềm có thể là đặc hữu cho khu vực. Khu bảo tồn này là nơi cư trú của báo gấm, beo lửa, hươu sao, gấu ngựa, sơn dương, voọc quần đùi trắng...          Hệ thống đá Karster của hệ sinh thái núi đá vôi còn lưu giữ nhiều hang động đẹp: Hang kho Mường (Thành Sơn), Hang Thôn Tôm (Ban Công). Các địa điểm có tiềm năng khai thác thành khu nghỉ mát ở là điểm Son Bá Mười (xã Lũng Cao) và đỉnh Pù Luông cao 1.800m tại khu vực xã Thành Sơn, Bản Đôn xã Thành Lâm.          Bên cạnh sự đa dạng về cảnh quan thiên nhiên, nơi đây còn có sự đa dạng về bản sắc văn hoá của cộng đồng người Thái.
  •    Hơn mười năm trở lại đây, loại hình du lịch DLCĐ đã xuất hiện tại nhiều địa phương trong cả nước. Với lợi thế về tự nhiên và sự đa dạng về văn hóa của các dân tộc bản địa, sự thành công của các mô hình DLCĐ tại Việt Nam. Mặc dù phát triển sau so các địa phương khác, song việc khai thác DLCĐ tại Bản Đôn xã Thành Lâm cũng đã mang lại một số thành công nhất định, góp phần nâng cao đời sống hàng ngày cho người dân tại đây. Pù Luông, bản Đôn đang giành được nhiều sự quan tâm của du khách bởi vẻ dân dã, hoang sơ của nó. Chỉ trong một khoảng thời ngắn tại các điểm DLCĐ, du khách vừa có cơ hội thưởng ngoạn vẻ đẹp của phong cảnh núi rừng, mây mù huyền ảo, khí hậu trong lành, vừa có thể hiểu thêm về nếp ăn ở, sinh hoạt cũng như nét văn hóa của cư dân địa phương.           Qua đó có thể thấy, DLCĐ là một loại hình du lịch gắn với cộng đồng theo xu hướng tích cực khám phá, tìm hiểu văn hóa bản địa, cùng làm, cùng sống và trao đổi trực tiếp với người dân bản xứ. Loại hình DLCĐ không chỉ có tác động tích cực đến sự phát triển chung của du lịch mà còn đang có tác động sâu sắc đến xã hội như: tăng cường giáo dục ý thức về bảo vệ môi trường, bảo tồn các di tích văn hóa, lịch sử của người dân bản địa và du khách; tạo ra sự giao lưu văn hóa, phong tục tập quán giữa các dân tộc và các quốc gia khác nhau; tăng cường các mối quan hệ trong cộng đồng người dân; sự gắn bó của chính quyền địa phương và người dân bản xứ; giáo dục ý thức về phong cách ứng xử trong cộng đồng người dân. Đồng thời, loại hình du lịch này cũng có tác động đến kinh tế như: thu hút các nhà đầu tư vào du lịch và các lĩnh vực khác như: hệ thống giao thông, trường học, mở rộng và nâng cấp các làng nghề truyền thống, trùng tu các di tích lịch sử… tạo ra nguồn thu nhập cho người dân, tạo cơ hội việc làm cho nhiều hộ gia đình nghèo; góp phần vào chương trình xóa đói giảm nghèo tại địa phương. Nhìn rộng hơn ở tầm kinh tế vĩ mô, loại hình du lịch DLCĐ cũng là cách thức tạo nên tính độc đáo trong bức tranh kinh tế du lịch của địa phương. Hay nói cách khác, DLCĐ hứa hẹn tạo nên diện mạo riêng để dần hình thành nên sản phẩm du lịch đặc thù. Đồng thời khi xây dựng và triển khai loại hình du lịch DLCĐ cũng là cách thức có tính khả thi và đem lại hiệu quả từ việc nhận thức DLCĐ là một hình thái tích cực của du lịch cộng đồng. Hiện nay tại địa phương đã có một số doanh nghiệp, hộ dân đầu tư bài bản, quy mô với lượng khách ổn định với các điểm, khu du lịch sinh thái cộng đồng như  Pù Luông retreat, Huy Giáp homestay, Phúc Lộc retreat, Pu Luong Treehouse, Puluong Mr Thinh Treehouse, Pù Luông Natura, Puluong Home. Lượng khách của các doanh nghiệp luôn ổn định với khoảng 70% là khác nước ngoài, doanh thu hàng tháng ổn định (800 triệu/tháng). Ngoài ra có 30 hộ kinh doanh là người dân địa phương cũng phối hợp với các doanh nghiệp, doanh nhân, cá nhân có vốn và kinh nghiệm kinh doanh lữ hành đầu tư dịch vụ lưu trú, trải nghiệm theo mô hình homesay có thu nhập ổn định với doanh thu trung bình 90 triệu/tháng. Các dịp ngày lễ, tết gần như tất cả các khu, điểm du lịch thuộc Bản Đôn đều quá tải và thông báo không nhận khách lưu trú trước đó 1 tuần. Đến với Thành Lâm du khách sẽ được ngắm phong cảnh hùng vĩ  và nguyên sơ của núi rừng, ẩn hiện trong đó là các nếp nhà sàn của đồng bào dân tộc Thái, ruộng bậc thang được đánh giá đẹp ngang tầm khu vực Tây Bắc. Ẩm thực khá độc đáo và điển hình cho ẩm thực dân tộc Thái với nếp nương, cá Dốc, vịt Cổ Lũng, rau rừng, thắng cố...Khí hậu 4 mùa rõ rệt và phân vùng đậm nét với sự chênh lệch nhiệt độ theo độ cao, mùa hè mát mẻ và trong lành, mùa thu dịu mát và yên bình, mùa đông có phần khắc nghiệt với sương mù và có thời điểm có băng giá, tuyết rơi xuất hiện cục bộ (năm 2015, 2016 tại thôn Bầm, Ngòn). Giá cả ở Pù Luông Bản Đôn cũng khá đang dạng và phong phú về ngủ nghỉ và ăn uống, các dịch vụ, sản phẩm du lịch khác: Giá phòng đắt nhất hiện tại 3.9 triệu đồng/đêm, giá nghỉ bình dân 120.000/người/đêm, giá thuê nhà sàn cộng đồng dưới 30 người dao động 1 triệu – 2 triệu/ngày,đêm; ăn uống tùy thuộc vào điểm lưu trú và yêu cầu của khách dao động từ 150.000/đ/suất – 300.000/suất ăn, chưa có đồ uống. Các dịch vụ, sản phẩm du lịch tại Bản Đôn hiện nay cũng dễ giao dịch và đặt, đăng ký: Qua mạng internet, qua điện thoại... Hiện nay, Dự án “Phát triển du lịch cộng đồng huyện Bá Thước đến năm 2020, tầm nhìn 2030” đã được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt, Tại Quyết định số 5210/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã Quyết định công nhận bản Đôn, xã Thành Lâm, huyện Bá Thước là điểm du lịch và đã chủ trì công bố tour du lịch cộng đồng Pù luông: Thác Hiêu, Bản Đôn, Kho Mường nên còn rất nhiều nhà đầu tư đang khảo sát để đầu tư kinh doanh tại địa phương. Bên cạnh đó địa phương đang xây dựng và xin quyết định công nhận ban quản lý Du lịch trên địa bàn để đảm bảo các hoạt động du lịch trên địa bàn ổn định, phát triển đúng theo quy chế và không phá vỡ quy hoạch cũng như phá vỡ cảnh quan sinh thái và nhân sinh.
  • Ban nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hoá. Tên làng xã Thanh Hoá, tập II. Nhà xuất bản Thanh Hoá, 2001. Đã định rõ hơn một tham số trong |tựa đề=|title= (trợ giúp)
  1. Quyết định số 19/2006/QĐ-BTNMT ngày 01/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Danh mục địa danh các đơn vị hành chính Việt Nam thể hiện trên bản đồ.
  2. Kết quả Tổng điều tra dân số năm 2020, dẫn theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTNMT.
  3. Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 08/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bảng Danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam
  4. Ban nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hoá, sách đã dẫn, tập II, tr 9.
  5. Ban nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hoá, sách đã dẫn, tập II, tr 24.
  6. 1 2 Ban nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hoá, sách đã dẫn, tập II, tr 10.
  7. Quyết định số 107-NV ngày 02-4-1964 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
  8. Ban nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hoá, sách đã dẫn, tập II, tr 20.
Bài viết tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.